Công ty BMSGroup Global đi tiên phong trong việc cung cấp Dịch vụ tư vấn giải pháp tổng thể. Với đội ngũ chuyên viên giỏi, năng động, đa lĩnh vực, BMSGroup Global được nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn và coi là ‘Điểm tựa vững chãi’ của mình.
Xem thêm dịch vụ tại Công ty cổ phần BMSGroup Global:
Tư vấn chiến lược
>> Tư vấn Marketing
>> Tư vấn quản trị kinh doanh
>> Tư vấn đầu tư
>> Dịch vụ tài chính, kế toán
>> Tư vấn quản trị nhân sự
>> Tư vấn thương mại
Quế và một số bài thuốc hay (P1)
1. Công dụng của quế
Quế họ long não, cây to, cao 10 – 20m, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây trồng sau 5 năm có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế bóc sau 20 – 30 năm thì tốt nhất. Vỏ quế bóc vào tháng 4 – 5 hay 9 – 10 sẽ dễ hơn vì đây là giai đoạn quế làm nhựa.
Vỏ quế đem về ngâm nước 1 ngày, rửa sạch rồi xếp vào sọt tre kín, ủ lá chuối chung quanh khoảng 3 – 7 ngày sau đó lấy ra để chỗ mát cho khô. Quế cành thu hái vào mùa hè, phơi khô. Lá và vỏ dùng cất tinh dầu. Cành quế đầu nhỏ vót thì gọi là quế tiêm, cành nhỏ vừa là quế chi. Vỏ quế gọi là quế thông. Quế thông gọt bỏ vỏ thô bên ngoài, lấy lớp trong gọi là quế tâm. Quế bóc ở thân, cành to, dày là quế nhục.
Quế có khí thơm, vị cay ngọt, tính nóng, có hơi độc, hoàn toàn là dương dược, vào hai kinh can thận. Chủ dụng: cứu được khí nguyên dương đã lạnh lâu ngày, giúp ấm cho chứng tỳ vị hư hàn, ức chế can tà, thông lợi phế khí, bổ chứng ngũ lao, trị chứng thất thương, cứng gân xương, mạnh sinh dục, dưỡng tâm thần, thống huyết mạch, trị đau bụng, nuôi tinh tủy, ấm lưng gối, chữa tê thấp, ho đờm, nhọt trong mũi, sáng mắt, điều hòa nhan sắc, tuyên thông khắp các kinh mạch.
Cách bào chế: kỵ sấy lửa, vì mọi vị thơm gặp nóng sẽ không còn công hiệu; khi dùng gọt bỏ vỏ thái nhỏ không thì khí vị mất hết, nếu dùng vào thuốc bổ nhờ nó mà tăng hiệu quả thuốc nên cho vào nấu chung với thuốc; nếu dùng vào thuốc chén để có công hành huyết chạy khắp nên chờ thuốc sắc xong mới cho vào, lại sắc sôi vài dạo mà uống.
Quế có công dụng trị tay chân co quắp, đau lưng mỏi gối, các chứng thủy thũng, đại tiện lỏng, kinh bế do lạnh, các chứng viêm thận mạn tính, suy nhược sinh dục do tỳ, thận dương hư. Ngoài ra, cành nhỏ của quế thường gọi là quế chi còn được dùng để phát tán phong hàn hoặc trị đau nhức ở chân tay.
Trong y học hiện đại, quế hoặc tinh dầu quế có tác dụng kích thích tiêu hóa, kích thích hô hấp và cả tuần hoàn máu. Quế còn làm co mạch, làm tăng sự bài tiết và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế còn có tính sát trùng. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học đang quan tâm đến giá trị hữu ích của quế trong việc điều trị những hội chứng về chuyển hoá.
Quế được dùng dưới hình thức tán bột, mỗi ngày từ 0,5-5g; cũng có thể dùng vỏ quế mài với nước hoặc hãm quế trong nước đun sôi hay rượu quế, si-rô quế hoặc dùng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những bài thuốc dưới đây. Quế có tính đại nhiệt nên không dùng trong các trường hợp có thai, các chứng xuất huyết, các trường hợp viêm nhiễm, thực nhiệt.
2. Thập toàn đại bổ
Thập toàn đại bổ là một cổ phương hợp thành bởi hai bài Tứ quân và Tứ vật, gia thêm hai vị hoàng kỳ và nhục quế, lại có tác dụng đại bổ cả khí lẫn huyết nên được gọi là thập toàn. Bài thuốc thường được dùng để trị các chứng hư yếu, mệt mỏi, choáng váng, khó ngủ, ăn kém.
Bài thập toàn đại bổ bài hợp lại từ bài Bát trân (gồm hai bài thuốc là bài Tứ quân với tác dụng bổ khí và Tứ vật bổ huyết), thêm hoàng kỳ bổ khí, nhục quế làm ôn ấm, thông kinh lạc.
Sự “thần diệu” của bài Thập toàn đại bổ là sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị thuốc để cho điều trị hiệu quả cao. Ở đây xuất hiện hai bài thuốc kinh điển là Tứ vật và Tứ quân, thêm hoàng kỳ là thuốc bổ khí thông dụng và nhục quế làm ấm kinh lạc…
Bài thuốc Tứ vật (bổ huyết) gồm: đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Đây là bài thuốc vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết (người xưa còn nói bài thuốc này là bài thuốc chuyên để điều huyết “Điều huyết chi chuyên tễ”).
Nhân sâm 8g, xuyên khung 8g, phục linh 8g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thục địa 20g, cam thảo 4g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 4g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 quả.
Cách dùng: Sắc uống lúc thuốc còn nóng.
3. Độc hoạt tàng ký sinh
Độc hoạt tang ký sinh là một cổ phương thông dụng để điều trị các chứng viêm khớp mạn tính, các chứng đau nhức tay chân, co duỗi khó khăn, do can-thận hư tổn, phong hàn thấp xâm nhiễm.
Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, thục địa 16g, tần giao 12g, đỗ trọng 12g, nhân sâm 8g, phòng phong 12g, ngưu tất 8g, phục linh 8g, cam thảo 6g, nhục quế 4g, bạch thược 12g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 quả.
Cách dùng: Sắc uống lúc thuốc còn nóng.
4. Quế chi thang
Quế chi là một trong những vị thuốc giải biểu
Quế chi thang là một cổ phương thông dụng chữa cảm mạo nhằm phát tán phong hàn.
Quế chi 8g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả, sinh khương 6g, thược dược 6g
Cách dùng: Sắc uống lúc thuốc còn nóng.
Bài thuốc trị đau ngực
Bài thuốc này có tác dụng hành khí hoạt huyết ôn dương, có thể dùng để điều trị các chứng đau thắt ngực ổn định và một số triệu chứng suy tim.
Nghệ khô 40g, nhục quế 12g.
Cách dùng: Tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước ấm. Uống trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng đau.
4. KỸ THUẬT SẮC THUỐC
Kỹ thuật sắc thuốc có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả thuốc. Lý Thời Trân đã viết “uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép, nhưng sắc thuốc lỗ mãng, vội vàng, đun lửa không đúng mức, thì thuốc cũng không công hiệu”
a. Chuẩn bị
– Dụng cụ sắc thuốc: Nồi sứ, gốm hoặc bằng nhôm, tránh dùng các dụng cụ bằng gang, sắt gây phản ứng hóa học với các thành phần của vị thuốc.
– Nước dùng để sắc thuốc: Thường dùng nước ngọt như nước giếng, nước mưa, tốt nhất dùng nước sạch chứa ít khoáng chất và tạp chất.
– Sơ chế các vị thuốc: Các vị thuốc đã được bào chế theo chỉ định. Dùng nước rửa sạch thuốc, giã dập các phiến thuốc, ngâm trong nước 30 phút trước khi sắc để giảm thời gian sắc thuốc mà chất lượng nước sắc tốt hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc cần chú ý như:
+ Các loại thuốc là kim thạch (Thạch cao, Thạch quyết minh, Đại giả thạch,…), nhân của các hạt có vỏ cứng thường giã vụn trước khi sắc.
+ Các vị thuốc dạng bột không tan trong nước, các loại hạt nhỏ (Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử), các vị thuốc có lông (Tuyền phúc hoa, Tỳ bà diệp) dễ kích thích cổ họng khi lẫn vào nước thuốc được bọc vào túi vải riêng
b. Trình tự, kỹ thuật sắc thuốc
-Kỹ thuật sắc thuốc luôn chú trọng mức độ lửa, lượng nước và thời gian. Trước tiên, cho lửa to để nhanh chóng sôi, sau đó, tùy theo mục đích điều trị, được chia thành hai cách:
+ Sắc thuốc phát tán: các loại thuốc này phần nhiều lấy khí, thường có chứa tinh dầu, dễ bay hơi nên được sắc một lần, đổ ít nước (mức nước vừa đủ ngập vị thuốc), dùng lửa lớn (vũ hỏa), đun sôi trong 20 phút.
+ Sắc thuốc bổ: các loại thuốc này phần nhiều lấy vị, cho nên được sắc 2 lần, sắc lâu để chất thuốc đủ thời gian để chiết hết. Trong lượt đầu tiên, đổ nhiều nước (mức nước ngập quá bề mặt thuốc khoảng 5- 6 cm, khoảng bốn bát nước), dùng lửa nhỏ (văn hỏa), đun sôi trong 120 phút, đến còn lại gần một bát. Sau đó sắc tiếp lần 2, cho khoảng hai bát nước sắc đến khi còn lại nửa bát. Hòa chung hai lượt thuốc với nhau để dùng.
-Thứ tự cho các loại thuốc vào sắc
Đa phần các vị thuốc đều được cho vào sắc cùng một lượt, riêng một số vị thuốc sau có những đặc điểm riêng, cần chú ý khi sắc. Bác sỹ điều trị sẽ hướng dẫn cụ thể cho mỗi người bệnh:
Đặc điểm | Cách nhận biết thông thường |
Vị thuốc Ma hoàng phải được sắc trước bỏ bọt, sau mới cho các thuốc khác vào để sắc tiếp | Hình ảnh vị thuốc Ma hoàng
|
Sắc riêng: thường là các vị thuốc quý hiếm để tránh hao hụt như Nhân sâm, Tam thất, Lộc nhung | |
Sắc trước: (1) các loại thuốc từ vỏ giáp xác của động vật, khoáng vật,…như Thạch quyết minh, Mẫu lệ, Long cốt, Qui bản, Thạch cao sống, Từ thạch, Sừng trâu; (2) hoặc các thuốc nhẹ, số lượng thuốc lớn (Lô căn, Mao căn, Trúc nhự, Hạ khô thảo) sắc trước, chắt lấy nước làm nước sắc. | – Vỏ giáp xác của động vật, các loại khoáng vật; – Các thân, cành có số lượng thuốc lớn. |
Sắc sau: các loại thuốc có chứa tinh dầu, dễ bay hơi hoặc biến tính khi đun sôi quá lâu như Bạc hà, Mộc hương, Sa nhân, Bạch đậu khấu, Thanh hao, Hương nhu | Thường là cành, lá, hoa, thân thảo, có mùi thơm đặc trưng khi vò nát |
Hòa tan khi uống: (1) các vị thuốc tự nhiên dùng được trực tiếp (Mật ong); hoặc (2) các vị thuốc không tan trong nước, bay hơi hoặc mất tác dụng khi sắc (Mang tiêu, bột Quế, Trầm, bột Sa nhân, Chu sa, Ngưu hoàng, Hổ phách); hoặc (3) các dạng cao dùng được trực tiếp (A giao, cao Kê huyết đằng, cao Qui bản, cao Sừng hươu); hoặc (4) vị thuốc dễ tạo keo khi đun nóng (bột Mạch nha) | -Thường là các loại cao dẻo được cắt thành từng miếng, -Các thuốc dạng bột đã được gói riêng khi nhận thuốc. |
cI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC THANG CHO NGƯỜI BỆNH
* Nên uống thuốc còn nóng hay nguội?
Nên chưng ấm khi uống. Riêng người bệnh thể hàn (cảm mạo phong hàn, phong tê thấp thể hàn…) cần phải uống nóng để tăng sức phát hãn, tăng phát khí vị để lưu thông khí huyết. Người bệnh thuộc thể nhiệt (cảm mạo phong nhiệt, dị ứng do nhiệt, nhiệt tý) có thể uống hơi ấm hoặc nguội.
* Nên uống thuốc lúc no hay đói?
Các loại thuốc thường dùng sau bữa ăn độ một giờ rưỡi đến hai giờ, chia uống từ 2 -3 lần trong ngày. Không nên uống lúc no quá hay đói quá; vì sẽ cản trở hấp thu hoặc dễ gây kích ứng, buồn nôn…. Riêng thuốc có tác dụng tả hạ (thông đại tiện), trục thuỷ (lợi tiểu), trừ trùng tích nên uống khi đói; thuốc có tác dụng thanh nhiệt, kháng dị ứng, kích thích tiêu hoá thường uống trước bữa ăn độ một giờ; thuốc bổ dưỡng thường uống sau bữa ăn khoảng hai giờ.
5. Tổng kết
Quế có nhiều công dụng hữu hiệu. Quế từ lâu đã là một vị trong các bài thuốc cổ và cũng chính vì thế mà quế có lịch sử gắn bó lâu dài với người dân ta. Từ đồ ngậm, thuốc uống, quế còn có thể làm nước tắm chữa chị một số bệnh về khí, cũng có tác dụng giữ ấm, điều hơi.
Quế có tính lành, dễ điều chế. Quế dễ tìm thấy ở khắp mọi nơi và vô cùng dễ trồng. Xét về góc độ kinh tế, quế là sản phẩm tiềm năng có nhiều công dụng, ứng dụng vào nhiều mặt của cuộc sống.
——————————–
CÔNG TY CỔ PHẦN BMSGROUP GLOBAL
Hotline : 0974 636562
Website : www.bmsgroupglobal.com
Email : bmsgroup0701@gmail.com
Fanpage : BMSGroup Global
Office : 19 Floor, FLC Twins, No 265 Cau Giay Street, Hanoi.