Công ty BMSGroup Global đi tiên phong trong việc cung cấp Dịch vụ tư vấn giải pháp tổng thể. Với đội ngũ chuyên viên giỏi, năng động, đa lĩnh vực, BMSGroup Global được nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn và coi là ‘Điểm tựa vững chãi’ của mình.
Xem thêm dịch vụ tại Công ty cổ phần BMSGroup Global:
Tư vấn chiến lược
>> Tư vấn Marketing
>> Tư vấn quản trị kinh doanh
>> Tư vấn đầu tư
>> Dịch vụ tài chính, kế toán
>> Tư vấn quản trị nhân sự
>> Tư vấn thương mại
——————————
Tiềm năng phát triển ngành nhựa 1 số khu vực
1. Tiềm năng phát triển ngành nhựa trên thế giới
1.1. Tốc độ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khu vực châu Á
Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành nhựa là 9%. Thậm chí, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, ngành nhựa vẫn tăng trưởng đến 3%. Sau khủng hoảng, ngành này còn tăng trưởng 10% – 20% ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành này hiện đang rất lớn tại khu vực châu Á.
Giải thích cho sự tăng trưởng về nhu cầu, tiềm năng ngành nhựa trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng, các chuyên gia đã đưa ra các nguyên nhân sau:
– Nhu cầu nhựa của thế giới giai đoạn này đang tăng cao. Cụ thể là ước tính trên 500 triệu tấn/năm và tăng tiếp tục tăng 5%/năm (Theo BASF).
– Sự tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa như: Thức ăn nhanh, thiết bị điện tử, xây dựng,… đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhựa. Tăng trưởng mạnh nhất là ở châu Á, ghi nhận được khoảng 12% – 15%/năm.
1.2. Nguồn cung hạt nhựa có thể không đủ cầu
Hiện tại, khu vực sản xuất nhựa hàng đầu hiện nay đang thuộc về châu Á, với tỷ lệ 37% tổng sản lượng nhựa toàn cầu. Châu Âu và NAFTA theo sát với lần lượt là 24% và 23% (Số liệu năm 2010).
Mặc dù có số liệu tăng trưởng khá mạnh mẽ, nhưng nguồn cung nhựa được cho là có thể không đáp ứng kịp nhu cầu trên thế giới. Bởi hiện nay, nền kinh tế thế giới đang thời kỳ phát triển thịnh vượng, kéo theo nhu cầu bao bì và linh kiện nhựa là rất lớn. Điều này có thể dẫn đến sự tăng giá nhựa nguyên liệu và các sản phẩm nhựa trong thời gian sắp tới.
Cụ thể, nhu cầu hạt nhựa PET là lớn nhất, chiếm khoảng 30%. Mặc dù nguồn cung nhựa PET đã tăng trên 25% nhưng vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu thị trường.
1.3. Nguồn cung nguyên liệu vẫn đang thiếu hụt
Nguồn cung nguyên liệu sản xuất nhựa chủ yếu hiện nay là từ dầu mỏ và gas tự nhiên. Tuy nhiên, sự tăng giá của dầu thô gần đây đã khiến giá hạt nhựa bị đẩy lên cao. Như vậy, quốc gia nào sở hữu nhiều dầu mỏ và gas tự nhiên thì sẽ có lợi thế hơn trong thị trường nhựa thế giới.
1.4. Ngành nhựa đang bị phụ thuộc vào nhiều ngành khác
Đặc thù của ngành nhựa là được chia thành nhiều phân khúc nhỏ, dựa trên sản phẩm như: Thiết bị điện tử, phụ kiện xe hơi, bao bì, nhựa xây dựng,… Sự tăng trưởng của ngành nhựa sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng của các ngành trên. Theo đó, tỷ trọng và tiềm năng phát triển của các phân khúc trong ngành nhựa như sau:
-Phân khúc sản xuất bao bì: Chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% tổng sản phẩm nhựa trên thế giới. Mức tăng trưởng trung bình của phân khúc này khoảng 4%/năm và phụ thuộc vào các ngành: Thực phẩm, dược phẩm và đồ uống. Đây là những ngành ổn định, ít bị khủng hoảng nên được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai.
-Phân khúc vật liệu xây dựng: Chiếm 20% sản phẩm nhựa được sản xuất trên thế giới. Tăng trưởng phân khúc này cao nhất ở các quốc gia châu Á đang phát triển như Trung Quốc và Nhật Bản. Còn ở Mỹ và châu Âu thì tăng trưởng chậm hơn, tiêu thụ chủ yếu để sản xuất ống nước.
-Phân khúc phụ kiện xe hơi và thiết bị điện tử: Chiếm tỷ trọng lần lượt là 7% và 5.6%/năm, tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường châu Á, nhất là Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.
1.5. Nhựa tái chế ngày càng được khuyến khích
Nhựa tái chế thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng để sản xuất, do đó đang được chính phủ các nước rất khuyến khích. Hiện tại, nhựa tái chế đang tăng trưởng mạnh ở các nước châu Âu như: Anh, Pháp, Đức,… là chủ yếu. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn chưa đủ cầu.
2. Tiềm năng phát triển ngành nhựa tại Việt Nam
2.1. Tăng trưởng mạnh mẽ 16% – 18%/năm
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp nhựa còn khá mới mẻ so với các ngành cơ khí, điện tử, hoá chất,… Tuy nhiên, ngành nhựa đã có một sự tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ chỉ sau 2 ngành lâu đời là dệt may và viễn thông. Với tốc độ phát triển đến 18%/năm, nhiều phân khúc đạt đến 100%/năm, đây là ngành vô cùng năng động hiện và tiềm năng hiện nay.
2.2. Nhựa nội địa có khả năng cạnh tranh với nhựa nhập khẩu

Theo khảo sát thị trường, sản phẩm nhựa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hiện rất đa dạng về chủng loại và đáp ứng tốt nhu cầu của nhiều linh vực khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là nhựa dùng làm bao bì, đồ dùng gia đình, văn phòng phẩm và đồ chơi. Ngoài ra, nhựa nội địa còn phục vụ cho các ngành khác như: Điện, điện tử, ô tô,… Nhìn chung, nhựa nội địa có chất lượng và sức cạnh tranh không thu gì nhựa do các công ty nước ngoài tại Việt Nam sản xuất.
2.3. Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu xuất khẩu
Không chỉ khẳng định chất lượng tại “sân nhà”, nhựa Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, thị trường xuất khẩu chính của nhựa Việt Nam là Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra, ống nhựa Việt Nam được đánh giá rất cao ở thị trường châu Âu. Một số thị trường tiềm năng trong thời gian tới cho nhựa Việt Nam là: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, Nga, châu Phi,…
Ưu thế trên thị trường quốc tế của nhựa Việt Nam là không bị áp thuế chống phá giá như các sản phẩm đến từ các nước châu Á khác. Điều này giúp nhựa của doanh nghiệp Việt có lợi thế về giá 8% – 30% so với các đối thủ cạnh tranh khác. Các sản phẩm từ nhựa của Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn Iso 9001, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm HACCP cũng góp phần giúp Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước khác.
3. Xu hướng phát triển của ngành nhựa
Có thể nói, kỳ vọng lớn nhất của ngành Nhựa Việt Nam hiện nay là những hiệp định thương mại: Thương mại tự do Việt – Liên minh Châu Âu, Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực… đi vào thực thi khi các hiệp định này có hiệu lực, cũng đồng nghĩa cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nhựa cho DN Việt Nam sẽ rộng mở, bức tranh ngành Nhựa Việt ra thế giới sẽ lớn hơn.
Theo Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Bộ Công thương phê duyệt, thì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành Nhựa giai đoạn 2011 – 2020 sẽ đạt 17,5%, tỷ trọng ngành Nhựa so với toàn ngành công nghiệp đến năm 2020 đạt 5,5%.
Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020 sẽ trở thành một ngành kinh tế mạnh, với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Từng bước xây dựng và phát triển ngành Nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, tận dụng và xử lý phế liệu phát sinh, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để trở thành ngành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành Nhựa cần phải làm rất nhiều việc, bởi thực tế ngành này đang phải đối diện với nhiều khó khăn. Cụ thể như: Mẫu mã chủng loại của ngành Nhựa do Việt Nam sản xuất còn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà nhập khẩu cũng như người tiêu dùng trong nước.
Chất lượng một số sản phẩm nhựa của Việt Nam cũng chưa rõ ràng và đảm bảo. Đặc biệt, ngành Nhựa hiện nay đối mặt với một số khó khăn đó là chưa chủ động được nguồn nguyên liệu và phải nhập khẩu của nước ngoài, nên giá cả thành phẩm còn bấp bênh, không ổn định, nên mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng ngành Nhựa Việt Nam chủ yếu được biết đến như một ngành gia công chất dẻo, giá trị gia tăng thấp.
Ở nước ta, cơ cấu sản xuất nhựa chính bao gồm: Nhựa bao bì (39%), nhựa gia dụng (32%), nhựa xây dựng (14%), nhựa kỹ thuật (9%) và loại nhựa khác (6%). Chưa kể, việc thanh toán chủ yếu bằng đồng USD, EUR khiến việc tỷ giá biến động cũng tác động không nhỏ tới chi phí đầu vào của các công ty nhựa trong nước. Điều này dẫn đến việc không những giá thành sản phẩm kém cạnh tranh, gây trở ngại rất lớn cho sự tăng trưởng bền vững của ngành nhựa Việt Nam.
4. Sự hỗ trợ của nhà nước
Nhìn chung, ngành Nhựa Việt Nam mặc dù số lượng DN đông đảo nhưng 80% DN nhựa trong nước là DN có quy mô vừa và nhỏ, với trình độ công nghệ khá hạn chế, khoảng 85% thiết bị máy móc trong ngành phải nhập ngoại. Hầu hết các DN này đều sản xuất với quy mô gia đình, năng lực cạnh tranh thấp, chính vì thế, hơn 90% DN nhựa của Việt Nam là xưởng gia công cho nước ngoài, chưa làm chủ được thương hiệu cũng như sản phẩm.
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đặt ra và giảm bớt phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, trong thời gian tới, DN ngành nhựa Việt Nam cần chủ động tái cơ cấu đầu tư hoặc tăng cường năng lực nghiên cứu, tập trung đầu tư máy móc, theo chuẩn công nghệ mới; giảm bớt phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm…
Nhà nước cũng cần nghiên cứu, có cơ chế, chính sách nhằm để huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào khâu sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa, để có thể hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành nhựa và định hướng đến năm 2020 nhập khẩu nguyên liệu của ngành nhựa…
——————————–
CÔNG TY CỔ PHẦN BMSGROUP GLOBAL
Hotline : 0974 636562
Website : www.bmsgroupglobal.com
Email : bmsgroup0701@gmail.com
Fanpage : BMSGroup Global
Office : 19 Floor, FLC Twins, No 265 Cau Giay Street, Hanoi.