Công ty BMSGroup Global đi tiên phong trong việc cung cấp Dịch vụ tư vấn giải pháp tổng thể. Với đội ngũ chuyên viên giỏi, năng động, đa lĩnh vực, BMSGroup Global được nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn và coi là ‘Điểm tựa vững chãi’ của mình.
Xem thêm dịch vụ tại Công ty cổ phần BMSGroup Global:
Tư vấn chiến lược
>> Tư vấn Marketing
>> Tư vấn quản trị kinh doanh
>> Tư vấn đầu tư
>> Dịch vụ tài chính, kế toán
>> Tư vấn quản trị nhân sự
>> Tư vấn thương mại
——————————
Tiềm năng phát triển ngành trồng quế
-
Tổng quan về quế
-
Tên gọi
Ở nước ta cây quế rừng có tên khoa học là Cinnamomum cassia Nees et Bl. Ngoài ra, mỗi vùng miền có thể có cách gọi tên khác như Quế Yên Bái, Quế Quỳ, Quế Quảng, Mạy quế (Tày)…
-
Hình thái
Quế là loại cây thân gỗ cao tầm 10-20m. Vỏ cây màu nâu xám, lúc cây non vỏ còn mỏng, nhẵn khi cây già vỏ sần sài, dày. Lá cây quế chủ yếu là phiến lá đơn, hình thuôn dài, mọc gần đối xứng hoặc so le. Hoa quế mọc thành chùm màu trắng hoặc phớt vàng.
-
Đặc điểm sinh trưởng
Cây quế khi mới trồng cần có bóng che để sinh trưởng phát triển, càng lớn thì mức độ chịu bóng của cây càng giảm. Khoảng 3-4 năm trồng cây quế sẽ hoàn toàn ưu sáng. Lúc đó bộ rễ cây đã phát triển vững chãi, sinh trưởng khỏe mạnh ở các khu vực đất đai kém màu mỡ, đồi núi dốc. Cây quế rừng có chu kỳ sinh trưởng khá dài. Phải mất 8-10 năm tuổi cây mới bắt đầu ra hoa chỉ tầm nửa hạt gạo nhưng mùi rất thơm, mát dịu rất thơm mát dịu cả vùng đồi.
-
Thu hoạch
Thông thường, những rừng quế thấp thì chỉ khoảng 3-5 năm là người dân có thể thu hoạch. Tuy nhiên đối với sản phẩm chất lượng cao thì yêu cầu cây quế phải trên 15 năm tuổi. Tất cả bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hóa, gỗ, rễ đều có dùng được. Nhưng người ta chủ yếu thu hoạch vỏ quế, cành quế hay lá để phơi khô hoặc cất tinh dầu.
-
Các vùng trồng quế ở nước ta
Việt Nam thích hợp là nơi cho nhiều loài cây phát triển và quế là một loài cây dễ thích nghi với khí hậu nên ta có thể thấy các địa phương trồng quế trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Một số địa phương nổi tiếng về trồng quế có thể kể đến như: Trà Mi Trà Bồng, Yên Bái, Yên Phong Thường Xuân, Quảng Ninh,…
-
Vùng quế Trà Mi Trà Bồng
Trà Mi, Trà Bồng là hai vùng từ lâu đã nổi tiếng với việc trồng quế cả về sản lượng lẫn chất lượng cây quế rừng. Tại đây, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 độ C, lượng mưa 2300mm/năm cùng độ ẩm bình quân là 85%. Vùng quế Trà Mi, Trà Bồng có độ cao khoảng 400-500m.
Ở nơi đây, quế không chỉ đơn thuần là nguồn lợi kinh tế mà còn là loại cây thân thuộc gắn bó lâu đời với các dân tộc ít người là Cà toong, Cà tu, Bu. Một số xã trồng nhiều như Trà Thủy (Trà Bồng), Trà Mai (Trà Mi), Trà Quân, Trà Hiệp, Trà Long, Trà Giác.
-
Vùng quế Yên Bái
Vùng đất này có nhiều lợi thế để phát triển việc trồng cây quế rừng như: vùng rừng núi chia cắt, độ cao 300-700m, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,7 độ C, lượng mưa lớn cùng độ ẩm cao. Có nơi lượng mưa còn lên tới 3000mm độ ẩm đạt 84%.
Nhờ vậy mà nơi đây là vùng trồng quế có diện tích trồng và sản lượng vỏ quế cung cấp lớn nhất nước. Riêng sản lượng tại 4 tại huyện Văn Yên, Văn Chẩn, Văn Bàn, Trấn Yên đã có thể chiếm 70% của cả vùng trồng quế Yên Bái. Tại Yên Bái các vùng trồng quế tiêu biểu như Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm, Phong Dụ, Châu Quế,…
-
Vùng quế Yên Phong Thường Xuân
Độ cao bình quân nơi đây khoảng 300-700, nằm giữa lưu vực sông Chu và sông Hiến nên có nguồn nước dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng nằm là 23,1 độ C; lượng mưa trên 2000mm/năm với độ ẩm bình quân là 85%. Bởi điều kiện tự nhiên như thế nên cây quế rừng nơi đây phát triển rất tốt.
Một số vùng trồng cây quế nổi bật nơi đây như huyện Quế Phong, Qùy Châu của tỉnh Nghệ An và huyện Thường Xuân, Ngọc Lạc của tỉnh Thanh Hóa. Quế ở nơi đây có hàm lượng tinh dầu cao lại được các đồng bào dân tộc Mường, Mán, Thái khai thác và chế biến cẩn thận nên sản phẩm có uy tín cùng giá trị kinh tế cao.
-
Vùng Quế Quảng Ninh
Tại đây cây quế rừng được trồng trên những đai cao 200-400m. Nhiệt độ bình quân là 23 độ C cùng lượng mưa đạt mức 2300mm/ năm giúp cây quế ở đây sinh trưởng khỏe mạnh. Các vườn quế nơi đây không chỉ là nguồn cung sản phẩm trong nước mà còn phục vụ cho việc xuất khẩu nước ngoài. Tại đây có các vùng trồng quế điển hình như vùng Hà Cối, Hải Ninh, Đầm Hòa, Tiên Yêu và Bình Liêu.
Nhờ có việc trồng cây quế rừng mà cuộc sống của người dân trước đây vốn lam lũ vất vả, được bữa nay lo bữa mai qua ngày đã dần trở nên tốt hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện mọi mặt, người dân không còn lo lắng đói nghèo nữa mà còn yên tâm phát triển kinh tế.
-
Quế trong thương mại
-
Thực trạng
Hiện nay, ở các địa phương có ngành trồng quế làm chủ lực là sự khai thác tối ưu các ưu thế của địa phương để không lãng phí, góp phần phát triển kinh tế. Một trong những địa phương có diện tích đất trồng quế nhiều nhất là Yên Bái với diện tích đất trồng tự nhiên toàn tỉnh là hơn 6.800 km2. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp chiếm gần 85% diện tích đất tự nhiên. Tỉnh có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây màu, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế.
Với diện tích rừng tự nhiên là hơn 230.000ha, diện tích rừng trồng trên 174.000ha, Yên Bái có thế mạnh phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ rừng, bởi sản lượng khai thác có thể đạt tới gần 200.000m3 gỗ. Đối với diện tích đất trồng quế là 30.000ha thì Yên Bái trở thành nơi có diện tích đất trồng quế nhiều nhất trong cả nước. Mỗi năm, sản lượng thu hoạch của toàn tỉnh có thể đạt tới 2.000 đến 3.000 tấn vỏ quế và cũng là loại quế có chất lượng tốt nhất đi đầu cả nước.
Yên Bái là ví dụ điển hình cho các địa phương cũng đã và đang phát triển ngành trồng quế. Quế có nhiều tính năng, nhiều lợi ích có thể sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Đây chính là hình mẫu lý tưởng cho các địa phương có lợi thế về diện tích đất rừng cũng có thể chuyển đổi sang trồng cây quế.
Có thể kể tới các địa phương cũng có thể chuyển dịch sang trồng quế hiệu quả mà vẫn đảm bảo được đặc sản của vùng như Thái Nguyên với điện tích đất trồng chè vô cùng lớn, dẫn đầu cả nước về sản lượng chè khổng lồ mỗi năm, có vị trí to lớn trong ngành trồng chè của cả nước. Thái Nguyên dần những năm trở lại đây đã có sự chuyển dịch sang những loại cây như quế để chuyển đổi thêm nền nông – lâm nghiệp của toàn tỉnh. Sự chuyển dịch này để khai thác hết tiềm năng sẵn có của tỉnh.
Tuy lợi thế là vô cùng lớn, song rất nhiều địa phương có tiềm năng vẫn trung thành với nghề trồng đặc sản truyền thống, chưa khai thác hết được tiềm lực của địa phương hàng năm, chưa thực xứng với những lợi thế vốn có. Nguyên nhân có thể là bà con còn chưa tiếp cận được với các phương pháp trồng trọt mới, năng suất hơn, tiết kiệm hơn nhưng lợi ích thu về là vô cùng nhiều. Đây là việc mà các địa phương ở các cấp lãnh đạo cần chủ động, sát sao hơn nữa để phục vụ bà con tiếp cận phương pháp, biện pháp mới nhất nhằm mục tiêu đẩy mạnh tiềm năng, tránh lãng phí của mỗi địa phương.
-
Phương hướng phát triển
Bởi cây quế có nhiều lợi ích như làm thuốc, làm gia vị, phụ gia vào quá trình sản xuất, tiềm năng khai thác là vô cùng lớn nên trồng quế có thể khẳng định nguồn đầu ra là ổn định và không cần lo lắng quá nhiều về sự giao động của thị trường, nhất là ngành y học.
Từ đó mà rất nhiều doanh nghiệp chọn quế là thương hiệu của mình, có thể tự mình hoàn hiện các dây chuyền, hệ thống chế biến quế để ra được các thành phẩm bày bán không chỉ trong nước mà thương hiệu còn vươn xa ra khu vực nói riêng, quốc tế nói chung. Việt Nam có tiềm năng là một nước phát triển, thông qua các công ước, hiệp ước song và đa phương đã mở rộng cánh cửa cho nền kinh tế được vươn xa hơn trên trường quốc tế.
-
Thành tựu
Theo thống kê của Hiệp hội Gia vị thế giới, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng quế. Sản phẩm này được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Châu Âu, đạt doanh thu xuất khẩu khoảng 400 triệu USD/năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu quế đã tăng 14,7%. Tuy nhiên, sự mất cân đối giữa cung và cầu đã khiến giá quế ngày càng tăng, nhất là từ năm 2016 đến nay.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, một đối tác từ Vương Quốc Anh đang tìm đầu mối cung cấp có uy tín của Việt Nam để nhập khẩu 50 container 40ft sản phẩm quế Việt sang thị trường Kenya, sản phẩm bao gồm quế cuộn, quế chẻ và quế vụn.
Hồi tháng 11, một khách hàng từ Ả Rập Xê Út cũng thông tin về nhu cầu nhập khẩu quế bột và quế chẻ của Việt Nam với khối lượng khoảng 5-10 tấn trong 2-3 tháng, chuyển đến cảng Jeddah (Ả Rập Xê Út) …
-
Chính sách hỗ trợ
Chính phủ đã có những sự quan tâm kịp thời đối với sự phát triển của ngành trồng quế nước nhà, nhất là các địa phương với nền trồng quế làm chủ lực. Ngoài các gói hỗ trợ, rất nhiều cán bộ được cử đi tới các địa phương để chia sẻ, truyền tải, giảng cho bà con nghe, tiếp cận được những phương pháp mới, hay hơn và hiệu quả hơn, góp phần vào tăng năng suất, tăng trưởng kinh tế.
Ở các địa phương, các cơ quan cũng ra sức để hỗ trợ bà con, người dân hết sức mình, thành quả cho những nỗ lực không ngừng đó là sự gia tăng năng suất của sản lượng quế, đã đưa Việtt Nam lên vị trí thứ ba trên sản lượng quế xuất khẩu thế giới và rất được lòng bạn bè quốc tế về nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào và chất lượng. Tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế, cũng là cách quảng bá chất lượng, đưa quế Việt Nam vươn xa.
——————————–
CÔNG TY CỔ PHẦN BMSGROUP GLOBAL
Hotline : 0974 636562
Website : www.bmsgroupglobal.com
Email : bmsgroup0701@gmail.com
Fanpage : BMSGroup Global
Office : 19 Floor, FLC Twins, No 265 Cau Giay Street, Hanoi.